Phân tích Học thuyết Gerasimov

Theo một số chuyên gia,[14] các yếu tố chính của học thuyết này dựa trên nguồn gốc lịch sử của học thuyết quân sự trước đây của Nga và cho thấy sự tương đồng đáng kinh ngạc với các điều khoản trong học thuyết "Chiến tranh không hạn chế" của Trung Quốc, xuất bản năm 1999. Người ta tin rằng học thuyết này có thể được coi là một sự diễn giải lại trong thực tế của thế kỷ XXI về khái niệm nổi tiếng về chiến tranh đặc biệt, mà trong thuật ngữ quân sự hiện đại của Nga được gọi là "phi tuyến tính".[14] Trong khuôn khổ này, mục tiêu chính của "chiến tranh phi tuyến tính" là đạt được kết quả chiến lược và địa chính trị mong muốn, sử dụng một loạt công cụ gồm các phương pháp và phương tiện phi quân sự như ngoại giao công khai và đường bí mật, tạo áp lực kinh tế, giành được thiện cảm của người dân địa phương.[14] Theo quân đội Mỹ, "Học thuyết Gerasimov" là hiện thân đầy đủ nhất về những thành tựu mới nhất của tư tưởng quân sự Nga trong một loại hình chiến tranh mới, thể hiện sự tích hợp chưa từng có của mọi khả năng ảnh hưởng quốc gia để đạt được lợi thế chiến lược. Dựa trên sự rời rạc của ý tưởng về chiến tranh, vốn được hình thành trong văn hóa Nga qua cuốn tiểu thuyết kinh điển Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoy, Học thuyết Gerasimov đã làm mờ đi ranh giới giữa các quốc gia phân cực về "chiến tranh" và "hòa bình", đưa ra một dạng tương tự với ý tưởng của phương Tây về một vùng liên tục trung gian hay "vùng xám".

Các nhà phân tích Hoa Kỳ chỉ ra rằng việc quân đội Nga sử dụng những phát triển mới trên các phương diện đã đảo ngược một cách đáng ngạc nhiên một số mô hình cơ bản của đối đầu vũ trang đã được chỉ ra trong các tác phẩm của Carl von Clausewitz và được coi là bất biến trong nhiều thế kỷ.[15], mô tả của Carl von Clausewitz về chiến tranh là "sự liên tục của chính trị, bằng những phương tiện khác" không còn áp dụng trong "Học thuyết Gerasimov" vì nó không coi chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị, mà chính trị là sự tiếp nối của chiến tranh, nhấn mạnh rằng việc tiến hành quản trị hiệu quả có thể liên quan đến một kho vũ khí rộng lớn hơn gồm các phương tiện và phương pháp phi quân sự. Tương tự như vậy, Học thuyết Gerasimov buộc phải xem xét lại một số nguyên lý quan trọng khác, chẳng hạn như sự hiểu biết về lý thuyết quân sự của Carl von Clausewitz về "trọng tâm" như một điểm nỗ lực then chốt.[15]

Một số chuyên gia phương Tây dường như lo ngại về trọng tâm rõ ràng của "Học thuyết Gerasimov" của Nga trong việc khai thác những điểm yếu của nguyên tắc ra quyết định quản trị của phương Tây trong bối cảnh xã hội vận hành theo quy trình dân chủ, vốn dựa trên một hệ thống kiểm tra, kiểm soát và đối trọng, cân bằng bao hàm việc phân tích toàn diện tình hình để đi đến thống nhất trong quyết định. Ngược lại, đối với Nga, bằng cách dựa vào mô hình quản trị của Nga (được phương Tây chỉ trích là độc tài, toàn trị, quan liêu, thiếu dân chủ), mà theo một số chuyên gia được coi là cơ sở một phần cho Học thuyết Gerasimov được cho là đã nhắm đến việc kết hợp liền mạch tất cả các thiết chế có thẩm quyền, khiến sự phối hợp giữa chúng khi thực hiện nhiệm vụ đề ra là hoàn toàn không gặp trở ngại, cản trở. Chức năng của các thiết chế, thể chế, quy trình thống nhất nội bộ này được cho là bị che giấu khỏi giới quan sát bên ngoài bằng một bức màn bí mật không thể xuyên qua và các công cụ hiện có sử dụng những thành tựu ứng dụng của kiểm soát phản xạ, về mặt lý thuyết sẽ cho phép chính quyền Nga hành động một cách cứng rắn, linh hoạt và nhanh chóng, chứ không phải bị phân mảnh do những quy ước như tính hợp pháp, tính pháp lý.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Học thuyết Gerasimov https://www.heritage.org/defense/report/understand... https://www.nytimes.com/2016/07/26/world/europe/ru... https://www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.worldcat.org/issn/1351-8046 https://www.worldcat.org/issn/2162-4887 https://www.worldcat.org/oclc/8319522816 http://www.politico.com/magazine/story/2017/09/05/... https://doi.org/10.1080/13518046.2020.1824109 https://doi.org/10.1080%2F13518046.2020.1824109 https://doi.org/10.1080%2F21624887.2018.1441623